Bệnh viêm mũi dị ứng và viêm xoang dị ứng thường được gọi chung với khái niệm viêm mũi xoang dị ứng. Tác nhân gây dị ứng thường là các vật chất trong môi trường sống, vi khuẩn, dịch rỉ viêm trong mũi hoặc sự thay đổi khí hậu.
Nguyên nhân gây bệnh là khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố lạ (được gọi là dị nguyên, như phấn hoa, bụi nhà, lông động xúc vật, thay đổi thời tiết…) cơ thể sẽ hình thành phản ứng miễn dịch sinh ra các kháng thể để chống lại dị nguyên đó.
Khi sức đề kháng của cơ thể giảm làm cho hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị mất cân bằng, khiến cho lượng kháng thể được tạo ra quá mức cần thiết. Khi này cơ thể gặp phải các yếu tố lạ trên thì lập tức sinh ra các phản ứng dị ứng làm xuất hiện các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi…
Khi tình trạng viêm mũi dị ứng diễn ra nặng dần làm cho hốc mũi xoang bội nhiễm vi khuẩn (do các hốc xoang mũi thông nhau), gây cản trở đường thở, các lỗ thông xoang nhanh chóng bị bít tắc và dẫn tới viêm xoang. Các bất thường trong cấu trúc vùng xoang như lệch vẹo vách ngăn, phù nề cuốn mũi, mỏm ác…sẽ là yếu tố thuận lợi làm có quá trình bít tắc lỗ thông xoang diễn ra nhanh hơn và nặng nề hơn.
Như vậy viêm mũi dị ứng kéo dài không được giải quyết triệt để sẽ phát triển thành viêm xoang mũi dị ứng, hay gọi đơn giản là viêm xoang
Khi có tổn thương tại các hốc xoang, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác tùy theo vị trí xoang bị tổn thương như đau nhức vùng trán, vùng đỉnh đầu, sau gáy, vùng mắt, gò má, dịch chảy xuống họng, khiến người bệnh hay có thói quen khạc nhổ…
Về điều trị thì cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: không tiếp xúc với dị nguyên, điều chỉnh phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể thông qua phương pháp giải mẫn cảm – chống dị ứng và kết hợp điều trị triệu chứng. Các hốc xoang thường nằm sâu hơn và dẫn lưu kém hơn nên so với viêm mũi dị ứng thì viêm mũi xoang dị ứng khó điều trị hơn, người bệnh cần kiên trì trong 1 thời gian dài gây tốn kém và mệt mỏi cho người bệnh.